Trong quá trình sinh trưởng và phát triển loại Tỏi này không giống như các loại tỏi thường (một củ có rất nhiều tép) mà mỗi củ Tỏi này chỉ có duy nhất một tép, vì tất cả chất dinh dưỡng của cây Tỏi chỉ tập trung vào một tép một cách tự nhiên, mà những người dân trồng tỏi cũng không thể tác động vào cây Tỏi để cho ra loại Tỏi cô đơn này được, trong một ruộng (rẫy) Tỏi khi hoạch thì có rất ít loại Tỏi cô đơn này nên người dân rất quý loại tỏi này bởi lẽ loại tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được các bện như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm – dịch bệnh, đâu lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay-chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,…
Tỏi tươi
Là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Nhấm sống tỏi rất có lợi vì các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ bị tiêu diệt. Nói chung mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi là đủ, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Ăn nhiều quá cũng không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích trực tiếp và chất axilin có trong tỏi có thể gây chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay có mùi hôi nên người ta thường chế biến thành các dạng dùng khác.
Tỏi ngâm
Có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: Lấy 50g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt. Tỏi ngâm đường: Lấy 50g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.